Tư duy phản biện quan trọng như thế nào trong quá trình học tập và làm việc

duy phản biện quan trọng, bởi vì:

- Mọi người có thể và sẽ cố thao túng bạn: Họ sẽ làm vậy nếu bạn chỉ đánh giá mọi thứ ngoài bề mặt và cho phép người khác quyết định hộ bạn. Một ví dụ dễ thấy nhất đó là hiện nay tin tức về dịch COVID đang được mọi người quan tâm. Điều đó kéo theo không ít kẻ trục lợi, viết tin giả tràn lan trên MXH. Nếu bạn không đánh giá nguồn gốc thông tin cẩn trọng, bạn rất dễ trở thành nạn nhân của những thông tin thiếu chứng thực như vậy.

- Nó giúp bạn dễ kiếm việc hơn (và được trả lương cao hơn): Những nhân viên giỏi nhất không chỉ biết cách giải quyết các vấn đề đang tồn đọng mà họ còn biết cách đưa ra các giải pháp không ai nghĩ đến. Để thực hiện được điều đó, tư duy phản biện chính là yếu tố then chốt giúp giải đáp những vấn đề khó, mới lạ. Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn công việc, tư duy phản biện còn giúp bạn sắp xếp, trình bày các kỹ năng và kinh nghiệm của mình một cách phù hợp và có giá trị đến nhà tuyển dụng.

- Nó giúp bạn không ngừng tiến bộ ngay cả khi tốt nghiệp: Quá trình học hỏi sẽ không kết thúc bởi vì lượng kiến thức sẽ không ngừng biến hoá. Biết cách vận dụng tư duy phản biện sẽ giúp bạn đánh giá và hấp thụ những kiến thức mới một cách nhanh chóng.

- Nó giúp bạn đưa ra những quyết định khó khăn: Tư duy phản biện cho phép bạn so sánh ưu và nhược điểm của các lựa chọn trước mắt, và mở ra thêm nhiều lựa chọn hơn những gì có sẵn.

03 cách giúp rèn luyện tư duy phản biện:

Cách 1: Đặt câu hỏi
Tự hỏi bản thân trước khi đưa ra kết luận cho một vấn đề, ví dụ:
Mình đã biết những khía cạnh nào xoay quanh vấn đề? Làm cách nào mình biết được?
Mình đã bỏ qua điều gì?
Mình đang cố chứng minh, bác bỏ, diễn giải, phê bình,… điều gì?

Cách 2: Nhận thức quá trình tâm thức hoạt động
Tốc độ suy nghĩ của con người rất nhanh gọn, nhưng đôi lúc điều đó có thể gây bất lợi cho tư duy phản biện của mình. Bộ não sẽ tự động sử dụng phím tắt tinh thần (mental shortcuts) để giải thích những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta.

Khi vậy, những thành kiến (biases) vô thức sẽ tự động được hình thành trong suy nghĩ mình. Nhận thức được thành kiến và định kiến cá nhân, cách nó ảnh hưởng đến các quyết định của mình là một quá trình quan trọng để rèn luyện tư duy phản biện.

Cách 3: Đánh giá các chứng cứ có sẵn
Khi bạn tìm thấy những mẩu thông tin có thể dùng để giải đáp cho vấn đề của mình, trước tiên hãy đánh giá thông tin này sử dụng những câu hỏi như:
Ai thu thập bằng chứng này?
Cách họ thu thập thông tin như thế nào?
Tại sao họ lại làm công việc này?

Nguồn tham khảo: https://www.insightassessment.com/wp-content/uploads/ia/pdf/Rub_HCTSR-English.pdf