Kích hoạt giáo dục sớm như thế hiệu quả tốt nhất?

Hiện nay, giáo dục sớm không còn xa lạ với nhiều bậc phụ huynh nhưng cũng có nhiều người còn chưa hiểu rõ về giáo dục sớm. Cho nên, khi áp dụng giáo dục sớm có thể sai cách dẫn đến không đem lại hiệu quả như mong đợi.

GIÁO DỤC SỚM LÀ GÌ?

Giáo dục sớm là quá trình giáo dục được thực hiện ngay từ giai đoạn trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ đến tầm 6 – 8 tuổi. Nhằm kích thích sự phát triển tối đa của não bộ, giúp trẻ sớm sớm hình thành tính cách, tình yêu thương, trí tuệ, đặc biệt là nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi suốt đời của trẻ, cũng như tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài trong tương lai.

Hay hiểu một cách đơn giản, giáo dục sớm là việc giáo dục trẻ những năm đầu đời thời kỳ từ 0-6 hay 8 tuổi. Bằng việc bố mẹ chăm sóc, tương  tác chơi với con hàng ngày, hay việc đến trường mầm non học tập đều là giáo dục sớm. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là bố mẹ và nhà trường có chú trọng giáo dục sớm cho trẻ không, giáo dục đúng cách hay không? Điều này, bố mẹ cùng tìm hiểu thêm trong tiểu mục, thực hiện giáo dục sớm như thế nào là tốt nhất ngay bên dưới đây.

GIÁO DỤC SỚM THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng, phải áp dụng theo phương pháp giáo dục montessori, steiner, glenn doman…vào nuôi dạy con mới là giáo dục sớm. Thực tế không phải như vậy, những việc bố mẹ đang làm như trò chuyện, chơi với con, tương tác với con mỗi ngày cũng là giáo dục sớm. Cho nên, không nhất thiết cứ phải áp dụng theo một khuôn mẫu giáo dục nào cả. Việc áp dụng một phương pháp giáo dục nào đó, khi không thực sự hiểu về nó sẽ có thể dẫn đến sai lầm, để lại hậu quả nặng nề, nên tốt hơn hết là không áp dụng chúng.

Không phải cứ áp dụng phương pháp giáo dục mới là giáo dục sớm, việc bố mẹ chơi với con hàng ngày cũng là giáo dục sớm rồi

Mục đích chung của giáo dục sớm là để trẻ có thể phát huy tốt nhất những tiềm năng, khả năng của mình, chuẩn bị tốt nhất cho việc học tập suốt đời sau này. Các phương pháp chỉ là cách thức khác nhau để đạt được điều đó và phương pháp giáo dục sớm tốt nhất là phương pháp từ tình yêu và sự thấu hiểu, tôn trọng con.

Cho nên, thay vì quay cuồng, chạy theo các phương pháp giáo dục sớm, thì bố mẹ hãy là người thầy đầu tiên và là người bạn đồng hành cùng con trong mọi mặt từ học tập lẫn sinh hoạt thường ngày, để giúp trẻ dần hoàn thiện cả về mặt tri thức lẫn nhân cách. Bởi không có trung tâm, cơ sở, ngôi trường, phương pháp giáo dục sớm nào có thể làm việc đó tốt hơn bố mẹ.

Bố mẹ đừng vì tham vọng của mình mà tạo bi kịch cho con

Và tuyệt đối không nên thúc ép con trẻ trong việc học điều này sẽ gây tâm lí áp lực, chán nản, không muốn học ở trẻ. Bố mẹ hãy giáo dục một cách tự nhiên, dựa trên nền tảng khoa học một cách hợp lý để con học một cách tự nguyện, có hứng thú theo kiểu học mà chơi, chơi mà học vẫn là điều tốt nhất. Điều này, sẽ giúp con phát triển hài hòa, phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia cho biết, việc chơi cùng con, học cùng con… không chỉ giúp trẻ nâng cao kỹ năng, kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con. Từ đó, nuôi dưỡng cảm xúc tích cực về tình yêu, tình thân khiến con cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, luôn thấy ấm áp và hạnh phúc.